Tép Ong: Giới thiệu các loài tép ong và cách nuôi tép ong

Tép ong là loài tép đẹp với nhiều chủng loại có màu sắc vô cùng đa dạng và phong phú, tép ong thu hút được rất nhiều sự chú ý trong giới thuỷ sinh.

Tép ong được chia làm rất nhiều loại nên việc chọn nuôi một loại tép ong nhất định khiến người chơi thuỷ sinh rất đắn đo và phân vân.

Giới thiệu về tép ong

Tép ong có tên khoa học là Caridina cantonensis, thuộc họ Atyidae và nằm trong chi Caridina. Loại tép ong đầu tiên được tìm thấy và phát hiện ra vào năm 1938.

Được biết đến với rất nhiều màu sắc và cá thể khác nhau, tép ong chia ra làm rất nhiều loại như: tép ong đỏ, tép ong vàng, tép ong đen, tép ong huế,.. Dưới đây là thông số chung của các loại tép ong, bao gồm:

Tên khoa học Caridina cantonensis
Dòng Crustacea
Họ Atyidae
Chi Caridina
Kích thước bể (tối ưu) 10 gallon (khoảng 40 lít)
Duy trì giống Trung bình
Độ khó Trung bình
Kích thước chung Từ 2,5 đến 3 cm (khoảng từ 1 đến 1,25 inch)
Nhiệt độ tối ưu Từ 21 đến 23 ° C (khoảng từ 70 ° F đến 74 ° F)
Độ PH tối ưu Từ 6,6 đến 6,9 (hoặc từ 6,2 đến 7,2)
Độ GH tối ưu Từ 4 đến 6 (hoặc từ 3 đến 7)
Độ KH tối ưu Từ 0 đến 1 (hoặc từ 0 đến 4)
Độ TDS tối ưu Từ 140 đến 160 (hoặc từ 100 đến 250)
Nitrat Ít hơn 20 ppm
Chế độ ăn Ăn tảo / ăn tạp
Tập tính Hiền lành
Tuổi thọ trung bình Khoảng từ 1 đến 2 năm

Tép ong đỏ

Tép ong đỏ (Red Bee Shrimp – RBS / Crystal Red Shrimp – CRS) hay còn được biết với tên gọi khác Pure Red Line (PRL) là loại tép mang trên mình hai màu đỏ và trắng xen kẽ trông rất đẹp mắt. Loại tép ong đỏ này cũng khá khó nuôi nên cân nhắc khi mua loại tép này đối với người mới chơi thuỷ sinh.

Trong trường hợp bạn muốn thêm loại tép ong đỏ này vào bộ sưu tập trong bể thuỷ sinh của bạn, thì nên lưu ý các thông số dưới đây:

  • Tép ong đỏ có kích thước trong khoảng: Từ 2,5 đến 3 cm
  • Nhiệt độ lý tưởng để nuôi tép ong đỏ: Khoảng từ 21 đến 23 độ C
  • Độ pH lý tưởng: Từ 6,6 đến 6,9 (cũng có thể lấy độ pH của tép ong huế: Từ 6,2 đến 7,2)
  • Độ cứng trong nước (GH): Từ 4 đến 6
  • Độ kiềm trong nước (KH): Từ 0 đến 1
  • NO3: từ 20 ppm trở xuống
” alt=”” aria-hidden=”true” />Hình ảnh loài tép ong đỏ
Hình ảnh loài tép ong đỏ PRL (Pure Red Line)

Tép ong đen

Tép ong đen (Black Bee Shrimp – BBS / Crystal Black Shrimp – CBS) hay còn được biết với tên gọi khác Pure Black Line (PBL) là loại tép có màu sắc đen và trắng kết hợp trông rất đẹp mắt.

Được ví như một chú ngựa vằn thu nhỏ trong hồ thuỷ sinh, với màu đen và trắng của chúng chắc chắn sẽ làm sống động bất kỳ bể cá nào. Tép ong đen có giá thành tương đối rẻ nên rất thích hợp cho những người mới chơi thuỷ sinh.

Để nuôi được loại tép này, bạn nên chú ý các thông số cần thiết của chúng:

  • Nhiệt độ trung bình: Từ 23 đến 25 độ C
  • Độ pH tối ưu: Từ 5,8 đến 6,8
  • Độ gH tối ưu: Từ 3 đến 6
  • Độ kH tối ưu: Từ 0 đến 1
  • Độ TDS tối ưu: Từ 90 đến 150
” alt=”” aria-hidden=”true” />Hình ảnh tép ong đen
Hình ảnh tép ong đen BBS/CBS (Black Bee Shrimp/Crystal Black Shrimp)

Tép ong vàng

Tép ong vàng là loại tép đẹp, dễ nuôi rất được người chơi thuỷ sinh ưa chuộng. Khi chọn nuôi loại tép ong vàng này, cần chú ý những thông số dưới đây để giúp cho tép nhanh chóng phát triển:

  • Nhiệt độ lý tưởng để nuôi tép ong vàng: Từ 18 đến 28 độ C
  • Độ pH lý tưởng: Từ 6,5 đến 7,2
  • Độ cứng trong nước (GH): Từ 4 đến 7
  • Độ kiềm trong nước (KH): Từ 0 đến 1
” alt=”” aria-hidden=”true” />Hình ảnh loài tép ong vàng
Hình ảnh loài tép ong vàng

Tép ong huế

Tép ong huế là loại tép đẹp rất hiếm, có giá thành cao và rất khó nuôi. Loại tép ong huế này đa phần chỉ dành cho những người chơi thuỷ sinh lâu năm mới dám nuôi chúng. Trong trường hợp bạn là người mới chơi thuỷ sinh thì hãy cân nhắc nếu muốn nuôi loại tép ong huế này.

Để nuôi được loại tép ong này, bạn nên chú ý đến môi trường sống của tép cũng như về cách chăm sóc. Bạn nên tham khảo những thông số dưới đây:

  • Nhiệt độ lý tưởng để nuôi tép ong huế giao động từ 22 đến 25 độ C
  • Độ pH lý tưởng: Từ 6,2 đến 7,2 (giúp cho tép lên màu đẹp và nhanh phát triển)
  • Độ cứng của nước giúp tép ong huế sinh trưởng tốt: Từ 6 đến 8
  • Thường xuyên thay nước cho tép để tránh bị ô nhiêm nguồn nước
  • NH3 và NO3 nên để mức 0 ppm
” alt=”” aria-hidden=”true” />Hình ảnh loài tép ong huế
Hình ảnh loài tép ong huế

Cách nuôi tép ong

Thay nước là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình nuôi tép. Nếu bạn có thể duy trì điều kiện nước tuyệt vời, các yếu tố còn lại trong quá trình nuôi tép sẽ trở nên khá đơn giản.

Mục đích của việc thay nước sẽ giúp bạn làm giảm lượng Nitrate có trong bể. Nếu Nitrate không được loại bỏ một cách kịp thời, nồng độ Nitrate trong nước sẽ tiếp tục tăng lên và sau 3 đến 4 tháng mức Nitrate có thể vượt đến mức cao nhất sẽ dẫn đến tép nhà bạn bị chết.

Để nuôi tép ong có hiệu quả phát triển tốt, bạn nên dùng nguồn nước sạch tinh khiết hoặc sử dụng nước RO. Độ pH lý tưởng khi sử dụng nước RO không nên vượt quá mức 7 pH.

Thức ăn cho tép ong

Tép ong là loại ăn tạp, chế độ ăn của chúng cũng không quá cầu kỳ. Chỉ cần bổ sung đủ các dưỡng chất thiết yếu có trong rau, bột dành riêng cho tép,..thì sẽ làm cho màu sắc ở phần vỏ tép nổi bật lên rất nhiều.

Tép ong là loại tép có kích thước nhỏ nên việc chọn thức ăn cho tép cũng phải lưu ý, không nên chọn kích cỡ thức ăn quá to. Khi cho tép ăn cần lưu ý lượng thức ăn, không lên cho ăn quá nhiều.

Chỉ lên cho tép ăn các loại thức ăn nhanh, hiệu quả trong vòng một tiếng đồng hồ. Tránh để dư thừa thức ăn, vì khi thức ăn bị dư thừa sẽ phân huỷ trong nước và làm ô nhiễm nguồn nước.

Phân biệt tép ong đực và cái

Để phân biệt giữa tép ong đực và tép ong cái, ta có thể phân biết như sau:

  • Tép đực có màu nhạt hơn, bé hơn tép cái
  • Tép cái có màu đẹp hơn, to hơn tép đực. Khi trưởng thành sẽ xuất hiện một vệt vàng trên lưng khác tép đực.

Hỏi đáp

Tép ong bị nhạt màu?

Hiện tượng tép ong bị nhạt màu, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn nước trong bể của bạn đang bị ô nhiễm, chất lượng nước bị xuống cấp. Bạn cần thay nước liên tục cho tép và thường xuyên vệ sinh bể tránh để tép bị nhạt màu và chết.

Mua tép ong ở đâu?

Muốn mua tép ong cũng không phải là khó, bạn có thể đến các cửa hàng về thuỷ sinh trên toàn quốc là sẽ tìm mua được những em tép ong ưng ý về trang trí cho bể, hồ thuỷ sinh của mình.

Giá tép ong bao nhiêu?

Giá tép ong thông thường giao động trong khoảng từ 15.000 đến 20.000 đồng/con. Giá các loại tép ong cao cấp hơn, các bạn có thể tìm hiểu thêm qua các diễn đàn về thuỷ sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ hotline
Liên hệ hotline